Sơ đồ tủ lạnh sanyo và nguyên lý hoạt động của nó

Từ lâu tủ lạnh Sanyo là thương hiệu khá nổi tiếng và là loại tủ lạnh thông dụng được sử dụng tương đối nhiều tại Việt Nam. Sau đây, Điện Lạnh HK xin trình bày sơ đồ tủ lạnh Sanyo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh Sanyo và các hãng khác.

Tư Vấn Miễn Phí 24/24h
Gọi Ngay 
0917 440 449

sơ đồ tủ lạnh sanyo
sơ đồ tủ lạnh sanyo

1. Cấu tạo của tủ lạnh.

Một chiếc tủ lạnh thông thường gồm 4 thiết bị chính là:
  • Dàn ngưng: là một thiết bị trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh (gas lạnh) ngưng tụ với môi trường làm mát (nước hoặc không khí). Dàn ngưng thực hiện nhiệm vụ chính là thải nhiệt của môi chất lạnh ngưng tụ ra ngoài môi trường. Chất liệu chế tạo ra dàn ngưng thường được làm bằng sắt, đồng, có cánh tản nhiệt.
  • Máy nén (Block): Tủ lạnh thường trang bị loại máy nén một hoặc hai pittong, dùng cơ cấu quay tay thanh truyền biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittong.
  • Chất làm lạnh (gas): Là chất lỏng dễ bay hơi đặt trong tủ lạnh để tạo nhiệt độ lạnh. Nhiều hệ thống lắp đặt công nghệ sử dụng amoniac tinh khiết như là chất làm lạnh. Nhiệt độ bay hơi của chất làm lạnh ở mức khoảng -27 độ C (khoảng -32 độ C).
  • Dàn bay hơi: là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh, một bên là môi trường cần làm lạnh. Dàn bay hơi làm nhiệm vụ thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp. Thiết bị này được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu, trước máy nén trong hệ thống lạnh.
cấu tạo tủ lạnh
cấu tạo tủ lạnh

2. Sơ đồ tủ lạnh Sanyo cơ bản.

sơ đồ tủ lạnh cơ bản
sơ đồ tủ lạnh cơ bản

3. Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh sanyo.

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh trải qua 4 bước:

3.1. Bước 1: Nén khí gas (môi chất lạnh) tại máy nén:

  • Tủ lạnh có một máy nén (vị trí số 4 trong sơ đồ) dùng để nén môi chất làm lạnh lên áp suất cao và nhiệt độ cao, lúc này trạng thái môi chất ở thể khí.

3.2. Bước 2: Ngưng tụ tại dàn nóng – sơ đồ tủ lạnh Sanyo.

  • Sau khi đi qua máy nén, môi chất được đẩy tới dàn nóng (vị trí số 1 theo sơ đồ), tại đây môi chất ở áp suất và nhiệt độ cao được không khí làm mát và ngưng tụ thành chất lỏng có áp suất cao và nhiệt độ thấp.
  • Đồng thời, đây cũng là nơi diễn ra quá trình tỏa nhiệt để ngưng tụ, vì thế khi bạn sờ tay vào bên hông tủ nơi đặt dàn ngưng tụ bạn sẽ cảm thấy nóng.

3.3. Bước 3: Giãn nở:

  • Tiếp theo môi chất lỏng ở áp suất cao đi qua thiết bị dãn nở (vị trí số 3 trong ảnh minh họa) (Van tiết lưu) dưới tác dụng của van tiết lưu môi chất biến từ áp suất cao và nhiệt độ thấp thành áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

3.4. Bước 4: Hóa hơi tại dàn lạnh – sơ đồ tủ lạnh Sanyo

  • Ở đây môi chất lạnh nhận nhiệt nóng từ không khí trong tủ lạnh để hóa hơi.
  • Trong quá trình hóa hơi môi chất sẽ thu nhiệt của không khí trong tủ lạnh và làm lạnh môi trường trong tủ lạnh.
  • Sau khi hóa hơi thì môi chất lạnh (khí gas) sẽ trở về máy nén để tiếp tục một chu kỳ mới.
nguyên lý hoạt động của tủ lạnh
nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

4. Những lưu ý trong vị trí lắp đặt tủ lạnh phù hợp.

4.1. Chọn vị trí có nền phẳng và chắc để đặt máy.

  • Nên chọn nơi bằng phẳng để đặt cố định tủ lạnh.
  • Nếu không thể, bạn cần điều chỉnh chân tủ lạnh sao cho tủ lạnh được cân bằng.

4.2. Chọn vị trí có sự thông thoáng khí.

  • Nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng.
  • Nếu hơi nóng không được thoát đi hết, công suất tủ lạnh của bạn sẽ giảm.

4.3. Tránh chổ nóng và ánh sáng mặt trời trực tiếp.

  • Ánh sáng mặt trời sẽ làm mất màu bề mặt phủ ngoài của tủ.
  • Nếu tủ lạnh của bạn đặt gần bếp, ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc các nguồn nhiệt khác, tủ lạnh của bạn sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn.

4.4. Tránh hơi ẩm và nước.

  • Tủ lạnh đặt gần bồn nước hay vòi nước, do độ ẩm cao, tủ dễ bị đọng sương hoặc gây chạm điện rất nguy hiểm.

4.5. Đặt tủ gần ổ cắm điện.

  • Nếu tủ của bạn đặt ở xa ổ cắm điện, bạn phải dùng nhiều dây điện để nối hơn.
  • Điều này làm cho dòng điện không ổn và có thể gây nguy hiểm.

4.6. Hãy để không khí tuần hoàn tự do xung quanh tủ.

  • Bạn nên đặt vị trí cách trần nhà hơn 20cm, các mặt bên tủ cách tường hơn 10cm, mặt sau tủ cách tường hơn 10cm.

4.7. Chỉ lần đầu khi cắm điện cho tủ.

  • Bạn hãy chờ khoảng 3 giờ sau mới bỏ thực phẩm vào tủ.

5. Sơ đồ tủ lạnh Sanyo chi tiết nhất.

5.1. Sơ đồ mạch điện tủ lạnh Sanyo.

sơ đồ mạch điện tủ lạnh
sơ đồ mạch điện tủ lạnh

5.2. Các thiết bị trong sơ đồ tủ lạnh Sanyo.

  • Dây điện nguồn: Đây là phích cắm để cấp điện cho tủ lạnh, thường là loại 2 chấu.
  • Đèn: Bóng đèn tủ lạnh thường được bố trí ở ngăn mát và ngăn đông không có đèn.
  • Bộ điều nhiệt: Điều nhiệt thì nó sẽ ngắt điện, ngưng cấp điện cho quạt và máy nén.
  • Bộ định giờ (hay còn gọi là Timer): Bộ phận này có 4 chân, thường thì chân 1-3 là hai chân cấp điện cho moto quay.
  • Relay khởi động: Đây là rơ le dùng để khởi động máy nén, khi máy nén ngưng hoạt động.
  • Máy nén: Đây là loại máy nén dạng kín, động cơ và pít tông máy nén nằm bên trong block.
  • Relay bảo vệ: Đây là rơ le nhiệt bảo vệ máy nén khi bị quá dòng, lúc bị quá dòng thì relay không cho dòng điện qua nên cũng không có điện qua máy nén.
  • Động cơ quạt: Động cơ quạt nằm sát dàn lạnh và quạt dàn lạnh, chúng có nhiệm vụ lưu thông gió trong toàn tủ lạnh.
  • Công tắc F: Có nhiệm vụ là khi mở cánh cửa tủ lạnh của ngăn đông thì công tắc cửa hở ra và quạt dàn lạnh không chạy để giảm tổn thất hơi lạnh thổi ra ngoài.
  • Công tắc R: Đây là công tắc ngăn mát, thường là dạng công tắc 3 ngã.
  • Điện trở xả tuyết: Bộ phận này thường được gọi là thanh điện trở bố trí sát bộ điều nhiệt, nó có nhiệm vụ làm ấm ngăn tuyết bám lên bộ điều nhiệt và tránh làm bộ điều nhiệt hoạt động không chính xác.
  • Các thiết bị xả tuyết: Thông thường khi chân 3 của bộ định giờ đá điện qua chân 2 thì quạt dàn lạnh và máy nén lúc này ngưng hoạt động để thực hiện quá trình xả tuyết.
  • Cảm biến nhiệt: Lúc này sò đóng mạch cho dòng điện qua điện trở.
  • Điện trở giải đông: Bộ phận này thực hiện quá trình đốt nóng để xả tuyết.
  • Cầu chì nhiệt.

6. Một số khuyến cáo từ nhà sản xuất khi sử dụng tủ lạnh.

6.1. Khi bị mất điện- sơ đồ tủ lạnh Sanyo

  • Cố gằng đóng mở cửa càng ít càng tốt
  • Lau nước đọng trong tủ cho khô ráo trước khi cho tủ chạy lại.

6.2. Khi dây điện nguồn bị hư hỏng.

  • Trong trường hợp cần thay thế bạn nên gọi nhân viên sửa tủ lạnh Sanyo tại Điện Lạnh HK để được hỗ trợ.

6.3. Khi không muốn dùng tủ lạnh trong thời gian dài.

  • Rút dây điện nguồn ra hẳn
  • Khi các linh kiện đã được lau chùi bạn nên mở cửa trong vòng 2 đền 3 tiếng đồng hồ và để khô tránh mùi hôi xuất hiện.

6.4. Khi di chuyển hoặc nhấc tủ lạnh lên.

  • Bạn nên rút đầu cắm dây điện nguồn ra.
  • Dời tất cả các thực phẩm trong tủ và đổ nước giải đông trong khay thoát nước ra.
  • Nâng tủ lạnh lên bằng hai người, tuột tay có thể gây bị thương.

6.5. Khi vận chuyển.

  • Khi vận chuyển tủ lạnh, không được đặt tủ lạnh nằm ngang vì nó có thể gây hư hỏng tủ lạnh.
  • Sau khi vận chuyển về nhà bạn hãy chờ khoảng 20 đến 30 phút mới cắm điện cho tủ lạnh hoạt động.

6.6. Khi hủy bỏ tủ lạnh.

  • Không đóng cửa tủ mà hãy tháo rời cửa tủ, đệm cửa ra.
  • Không vứt bỏ tủ lạnh ở ngoài sân. Nó sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ con chui vào tủ và mắc kẹt ở trong đó.
  • Chất cách nhiệt được dùng trong tủ là chất có thể gây cháy vì vậy không nên bỏ tủ ở nơi dễ cháy để tránh tai nạn và hỏa hoạn xảy ra.
  • Khi bỏ tủ lạnh phải tuân theo quy định của mỗi quốc gia.
sơ đồ chi tiết
sơ đồ chi tiết

7. Liên hệ dịch vụ sửa chữa sơ đồ tủ lạnh Sanyo tại Điện Lạnh HK.

Trên đây thợ sửa tủ lạnh Điện Lạnh HK vừa trình bày sơ đồ mạch điện tủ lạnh Sanyo, nguyên lý vận hành, cấu tạo hoạt động của từng linh kiện. Hy vọng thông qua một vài thông tin bạn sẽ nắm vững hơn và sử dụng tủ lạnh tốt hơn.

Nếu Quý Khách có nhu cầu kiểm tra sơ đồ tủ lạnh Sanyo, sửa chữa sơ đồ tủ lạnh Sanyo thì có thể liên hệ với chúng tôi theo những thông tin sau đây để được hỗ trợ cụ thể nhất !

Hotline: 0918 32 12 12
Kỹ thuật: 0917 440 449
Điện thoại: 028 66 864 339
Email : codienlanhhk@gmail.com
Website : dienlanhhk.com 
5/5 - (69 bình chọn)