Tổng hợp bảng mã lỗi điều hòa Gree và một số lưu ý cần nắm

Bảng mã lỗi điều hòa Gree là một trong số những thông tin được nhiều người dùng quan tâm trong quá trình sử dụng máy lạnh. Nếu điều hòa nhà bạn đang có những biểu hiện hư hỏng, hãy theo dõi bài viết sau của Điện Lạnh HK để có cách khắc phục triệt để nhé!

Tư Vấn Miễn Phí 24/24h
Gọi Ngay 
0917 440 449

mã lỗi máy giặt gree
mã lỗi máy giặt gree

1. Bảng mã lỗi máy lạnh Gree dòng Change.

Mã lỗi Hiện lỗi Cách xử lý
EE  Lỗi board dàn lạnh
  • Đèn LED (heating) ngưng 3 giây và nhấp nháy 15 lần.
  • Thay mainboard dàn lạnh
E2  Lỗi bảo vệ chống đóng băng
  • Đèn LED (running) ngưng 3 giây và nhấp nháy 2 lần
  • Do nhiệt độ môi trường của dàn nóng quá thấp
H4 Hệ thống quá tải.
  • Đèn LED (heating) ngưng 3 giây và nhấp nháy 4 lần
  • Kiểm tra dàn bay hơi và dàn giải nhiệt có bẩn hoặc bị nghẹt không.
H3 Lỗi quá tải máy nén
  • Đèn LED (heating) ngưng 3 giây và nháy 3 lần.
  • Kiểm tra tình trạng kết nối của dây
H6  Bo không nhận được tín hiệu
  • Đèn LED (running) ngưng 3 giây và nhấp nháy 11 lần.
  • Kiểm tra kết nối mô tơ và bo mạch.
H7 Mất đồng bộ
  • Đèn LED (heating) ngưng 3 giây và nhấp nháy 7 lần.
  • Kiểm tra điện trở máy nén, điện trở tiếp đất, bo dàn nóng

F1 Lỗi cảm biến nhiệt độ môi trường dàn lạnh.

  • Đèn LED (cooling) ngưng 3 giây và nhấp nháy 1 lần.
  • Kiểm tra kết nối, đo giá trị điện trở của cảm biến.
F2 Lỗi cảm biến nhiệt độ của đường ống dàn lạnh.
  • Đèn LED (cooling) ngưng 3 giây và nhấp nháy 2 lần.
  • Kiểm tra kết nối, đo giá trị điện trở cảm biến.
F3  Lỗi cảm biến nhiệt độ môi trường dàn nóng.
  • Đèn LED (cooling) ngưng 3 giây và nháy 3 lần.
  • Kiểm tra kết nối, đo điện trở của cảm biến.
F4  Lỗi cảm biến nhiệt độ dàn ngưng.
  • Đèn LED (cooling) ngưng 3 giây và nhấp nháy 18 lần.
  • Kiểm tra kết nối, đo điện trở của cảm biến.
F5  Lỗi cảm biến nhiệt độ đường đi của dàn nóng.
  • Đèn LED (cooling) ngưng 3 giây và nhấp nháy 5 lần.
  • Kiểm tra kết nối, đo điện trở của cảm biến.
U1  Lệch pha máy nén.
  • Đèn LED (heating) ngưng 3 giây và nháy 13 lần.
  • Thay board dàn nóng

U5 Dòng điện trong hệ thống không ổn định.

  • Đèn LED (cooling) ngưng 3 giây và nhấp nháy 13 lần.
  • Thay board dàn nóng
U7  Van 4 ngã hoạt động bất thường.
  • Đèn LED (heating) ngưng 3 giây và nhấp nháy 20 lần.
  • Thay van 4 ngã.
UA Lỗi cài đặt, dàn nóng, dàn lạnh bất thường.
  • Đèn LED (cooling) và LED (heating) nháy 12 lần trong cùng 1 thời điểm.
  • Dàn nóng không phù hợp với dàn lạnh.
UH Bo không nhận được tín hiệu
  • Đèn LED (cooling) và LED (heating) nhấp nháy 8 lần trong cùng 1 thời điểm.
  • Kiểm tra kết nối mô tơ DC và bo dàn nóng.
UF Lỗi đường truyền tín hiệu.
  • Đèn LED (cooling) và LED (heating) nhấp nháy 7 lần trong cùng 1 thời điểm.
  • Thay bo mạch dàn lạnh.

UU Lỗi dòng điện DC quá cao.

  • Đèn LED (cooling) và LED (heating) nhấp nháy 11 lần trong cùng 1 thời điểm.
  • Kiểm tra bộ chuyển đổi nguồn AC và DC.
P7 Lỗi cảm biến nhiệt độ của tấm tản nhiệt.
  • Đèn LED (heating) ngưng 3 giây và nhấp nháy 18 lần.
  • Thay bo dàn nóng
P8 Lỗi tấm tản nhiệt main board dàn nóng quá nóng.
  • Đèn LED (heating) ngưng 3 giây và nhấp nháy 19 lần.
  • Nhiệt độ môi trường dàn nóng quá cao hoặc tản nhiệt kết nối sai.
PH  Nguồn điện DC quá cao.
  • Đèn LED (cooling) ngưng 3 giây và nháy 11 lần.
  • Nguồn điện cấp AC bất thường.
PL Nguồn DC quá thấp.
  • Đèn LED (heating) ngưng 3 giây và nháy 21 lần.
  • Nguồn cấp AC bất thường
E4 Lỗi bảo vệ cảm biến nhiệt độ cao
  • Đèn LED (running) ngưng 3 giây và nhấp nháy 4 lần.
  • Kiểm tra kết nối, đo điện trở của cảm biến.

E5 Bảo vệ quá dòng

  • Đèn LED (running) ngưng 3 giây và nhấp nháy 5 lần.
  • Kiểm tra nguồn điện.
E6  Lỗi tín hiệu.
  • Đèn LED (running) ngưng 3 giây và nháy 6 lần.
  • Kiểm tra dây tín hiệu kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh.
  • Kiểm tra bo mạch của dàn nóng và dàn lạnh.
LC  Lỗi không khởi động được.
  • Đèn LED (heating) ngưng 3 giây và nhấp nháy 11 lần.
  • Kiểm tra điện trở máy nén và điện trở tiếp đấy.
  • Kiểm tra board dàn nóng.
FO  Lỗi xì gas.
  • Đèn LED (cooling) ngưng 3 giây và nhấp nháy 10 lần.
  • Kiểm tra và khắc phục vị trí bị xì gas.

2. Bảng mã lỗi điều hòa Gree dòng Lomo.

Mã lỗi Nguyên nhân Cách xử lý
F1, F2 Lỗi cảm biến nhiệt độ môi trường dàn lạnh
  • Dây kết nối cảm biến nhiệt độ môi trường dàn lạnh và mainboard kém.
  • Chạm chân linh kiện.
  • Hỏng cảm biến nhiệt độ môi trường.
  • Hỏng mainboard.
  • Kiểm tra dây kết nối cảm biến nhiệt độ môi trường dàn lạnh và bo mạch kém.
  • Kiểm tra nhiệt độ môi trường.
  • Kiểm tra bo mạch.
E5  Lỗi bảo vệ dòng quá tải
  • Điện áp không ổn định.
  • Trao đổi nhiệt trong nhà và ngoài trời không sạch.
  • Quạt không chạy hoặc tốc độ quá thấp.
  • Máy nén hoạt động bất thường
  • Tắc nghẽn trong hệ thống.
  • Kiểm tra nguồn điện có ổn định.
E8  Hệ thống ngừng hoạt động.
  • Trao đổi nhiệt trong nhà và ngoài trời quá bẩn, các hướng gió bị chặn.
  • Quạt không chạy hoặc tốc độ quá thấp.
  • Máy nén hoạt động bất thường
  • Tắc nghẽn trong hệ thống.
  • Cảm biến nhiệt độ của bo mạch cảm nhận sai.
  • Kiểm tra tụ quạt dàn lạnh.
  • Nếu tụ quạt không có điện thì bạn hãy quay dàn lạnh, còn có điện là do hỏng bo mạch.
  • Vì vậy, bạn cần sửa chữa bo mạch.

C5 Lỗi bảo vệ jumper trên board

  • Không có Jumper bảo vệ trên bo.
  • Jumper gắn sai hoặc không chặt.
  • Hỏng Jumper.
  • Hỏng bo mạch.
  • Kiểm tra Jumper.
  • Kiểm tra bo mạch.
H6  Lỗi motor quạt dàn lạnh
  • Dây nguồn mô tơ quạt dàn lạnh lỏng lẻo.
  • Dây điều khiển motor quạt dàn lạnh lỏng lẻo.
  • Cánh quạt dàn lạnh quay không đều hoặc bị kẹt.
  • Hỏng mô tơ.
  • Kiểm tra sự kết nối giữa mô tơ và bo mạch.
H3  Máy không hoạt động.
  • Trao đổi nhiệt trong nhà và ngoài trời quá bẩn, các hướng gió hồi, thổi bị chặn.
  • Quạt không chạy hoặc tốc độ quá thấp.
  • Tắc nghẽn trong hệ thống.
  • Công tắc áp suất cao
  • Gas bị rò rỉ, khiến bảo vệ quá nóng cho máy nén.
  • Kiểm tra gas, công tắc áp suất, máy nén, trao đổi nhiệt trong nhà và ngoài trời.
U8  Máy không hoạt động.
  • Hỏng tụ quạt dàn lạnh hoặc bo mạch.
  • Kiểm tra tụ quạt dàn lạnh hoặc bo mạch.
F0  Máy không hoạt động
  • Rò rỉ gas.
  • Cảm biến dàn trong nhà bất thường.
  • Vị trí lắp đặt sai.
  • Máy nén hoạt động bất thường.
  • Kiểm tra gas, công tắc áp suất, máy nén, trao đổi nhiệt trong nhà và ngoài trời.

3. Hướng dẫn kiểm tra và sửa các lỗi thường gặp ở điều hòa Gree.

3.1. Mã lỗi điều hòa Gree F1, F2.

  • Để khắc phục lỗi F1, F2, bạn nên kiểm tra dây kết nối giữa cảm biến nhiệt độ dàn lạnh và mainboard có tốt không.
  • Nếu dây tốt, mạch tốt thì bạn cần thay cảm biến đúng trị số là được.
  • Trong trường hợp bo mạch dàn lạnh bị hỏng thì bạn cần sửa hoặc thay một bản mạch mới.

3.2. Mã lỗi điều hòa Gree H6.

  • Để xử lý mã lỗi này, bạn nên kiểm tra dây nguồn hoặc dây kết nối motor quạt dàn lạnh xem chúng có còn liên kết với nhau hay không?
  • Nếu tín hiệu dây tốt, bạn kiểm tra cánh quạt dàn lạnh có bị kẹt không?
  • Nếu không thì bạn cần thay motor quạt dàn lạnh mới.

 Xem thêm:

3.3. Mã lỗi điều hòa Gree C5.

  • Khi điều hòa gặp lỗi này, trước hết, bạn nên kiểm tra jumper trên board gắn có đúng không hoặc đã chặt chưa.
  • Nếu jumper trên board bị hỏng thì bạn chỉ cần thay thế bảo vệ jumper
  • Còn nếu bảo vệ jumper tốt thì tức là bo mạch bị hỏng, bạn chỉ cần sửa chữa mạch là được.

3.4. Mã lỗi điều hòa Gree E8.

  • Bạn kiểm tra lại tụ quạt dàn lạnh, nếu tụ quạt không có điện cấp vào thì bạn thay tụ quạt mới.
  • Còn nếu tụ quạt có điện thì tức là bo mạch đã bị hỏng, bạn sửa chữa hoặc thay bo mạch mới là được.

3.5. Mã lỗi điều hòa Gree F0.

mã lỗi điều hòa gree
mã lỗi điều hòa gree

4. Một số lưu ý cần biết khi sử dụng điều hòa Gree.

Để sử dụng điều hòa Gree nói riêng và các loại điều hòa khác nói chung một cách hiệu quả nhất, bạn hãy lưu ý những điều sau:
  • Chọn điều hòa Gree có công suất phù hợp: Công suất phù hợp giúp đảm bảo hiệu quả làm lạnh, tránh cho điều hòa không phải chạy liên tục ở công suất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng hơn bình thường mà còn giúp đảm bảo độ bền, vận hành ổn định cho điều hòa.
  • Đặt điều hòa ở vị trí phù hợp
  • Lắp quạt hút gió đúng cách
  • Lựa chọn loại điều hòa 1 chiều hay điều hòa 2 chiều phù hợp với nhu cầu của gia đình.
  • Vệ sinh bảo dưỡng điều hòa thường xuyên giúp đảm bảo cho chiếc điều hòa của bạn hoạt động ổn định, gia tăng độ bền và tiết kiệm tiền điện
  • Không bật tắt điều hòa Gree liên tục và tắt điều hòa trước khi ra ngoài 30 phút
  • Đặt nhiệt độ thích hợp: Từ 24 đến 28 độ là khoảng nhiệt độ thích hợp để cơ thể bạn không cảm thấy quá nóng hay quá lạnh và tốt cho sức khỏe.
  • Sử dụng chế độ ngủ hoặc hẹn giờ tắt máy vào ban đêm
  • Chọn điều hòa Inverter tiết kiệm điện.
Xem thêm: Sửa máy lạnh Gree chất lượng an toàn tại nhà – Điện Lạnh HK
sử dụng máy lạnh hợp lý
sử dụng máy lạnh hợp lý

5. Liên hệ dịch vụ sửa mã lỗi điều hòa Gree tại Điện Lạnh HK.

Trên đây là những cách khắc phục mã lỗi ở điều hòa Gree. Nếu không thể khắc phục triệt để được tại nhà, thì bạn hãy liên hệ ngay dịch vụ sửa máy lạnh Gree tại Điện Lạnh HK để được hỗ trợ nhé.

Xem thêm: Dịch vụ sửa máy lạnh tại nhà giá rẻ TPHCM

Kỹ thuật: 0917 440 449
Điện thoại: 028 66 864 339
Email : codienlanhhk@gmail.com
Website : codienlanhhk.com
5/5 - (68 bình chọn)